Người nhiễm HIV có thể sống được bao lâu ?

Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đã được cải thiện cực kỳ ngoạn mục trong những năm gần đây. Thông tin mới dành cho những người quan tâm.

Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đã được cải thiện cực kỳ ngoạn mục trong những năm gần đây. Nhờ có các phương pháp điều trị tiên tiến, đặc biệt là liệu pháp điều trị kháng vi-rút, hay còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy).

ART là liệu pháp điều trị sử dụng các thuốc kháng vi-rút, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-retrovirus) mà người bị nhiễm HIV ngày nay hoàn toàn có thể hi vọng có một cuộc sống khỏe mạnh và thậm chí là có thể sống thọ.

Vào những năm 1980, khi mà HIV và AIDS bùng phát thành đại dịch thế kỷ thì HIV được xem là một bản án tử hình. Tuy nhiên, ngày nay người ta có thể kiểm soát được HIV như là một bệnh mãn tính chẳng khác gì bệnh tiểu đường hay chứng liệt tim.

Phạm vi bài báo này chỉ bàn tới mức độ phát triển của các phương pháp điều trị, kiểm soát HIV và viễn cảnh dài hạn của căn bệnh này.

Những thành công vượt trội gần đây trong lĩnh vực điều trị HIV

Chính sự tiến bộ trong các phương pháp điều trị y tế, đặc biệt là việc áp dụng liệu pháp kết hợp các loại thuốc kháng retrovirus (ARV) là nguyên nhân chính giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Các loại thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân lên của vi-rút HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội. Nhờ đó liệu pháp này đã giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa từ HIV qua AIDS hoặc chuyển qua giai đoạn 3 của HIV.

Trong những năm 1980 và những năm 1990, người ta thường áp dụng liệu pháp điều trị đơn trị liệu. Tuy nhiên liệu pháp điều trị lý tưởng hiện nay được cải tiến thành liệu pháp kép, bao gồm các kết hợp (“cocktail”) sử dụng từ 3 hay nhiều loại thuốc kháng vi-rút kết hợp cùng với nhau.

Vì mỗi một loại thuốc sẽ có chức năng kháng vi-rút HIV theo cách khác nhau, do đó việc điều trị bằng liệu pháp kết hợp các loại thuốc kháng vi-rút là phương pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là người bệnh phải được tiếp cận với liệu pháp điều trị này càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán bị nhiễm HIV.

Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí AIDS cho thấy trước đây khi một người bị nhiễm HIV ở độ tuổi 20 được áp dụng phương pháp điều trị sớm bằng liệu pháp đơn trị liệu thì trung bình họ có thể sống thêm được khoảng 11,8 năm mà thôi.

Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng liệu pháp trị liệu kép, liệu pháp “cocktail”, sử dụng kết hợp 3 hoặc nhiều hơn 3 loại thuốc kháng vi-rút cùng nhau thì tuổi thọ của họ đã có thể kéo dài thêm tới 54,9 năm nữa.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng không có sự chênh lệch lớn về tuổi thọ của những người nhiễm HIV có trình độ học thức cao so với những nhóm người nhiễm H khác.

Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục trên con đường nghiên cứu các phương pháp điều trị HIV thì liệu pháp kết hợp các loại thuốc kháng vi-rút vẫn đang có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho các bệnh nhân nhiễm HIV.

Các loại thuốc này giúp ức chế nồng độ vi-rút HIV trong máu tới mức thấp nhất, thậm chí có thể ở mức không phát hiện được (âm tính). Tuy nhiên, điều quan trọng tiên quyết khi áp dụng liệu pháp này, đó là bênh nhân phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị một cách cực kỳ nghiêm ngặt.

Các báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) đã chứng minh rằng khi một người đang được điều trị liệu pháp kháng vi-rút và đã đạt tải lượng vi-rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu nữa (âm tính) thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác gần như là bằng không. “Không phát hiện = Không lây truyền”.

Chính phát hiện này đã dẫn các nhà nghiên cứu tới một khái niệm “điều trị như phòng ngừa”, giúp ngăn chặn việc truyền bệnh cho người khác thông qua hoạt động quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm ma túy, từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con và cho con bú.

Bởi vì bệnh nhân nhiễm H hiện nay đang sống lâu hơn, kéo dài tuổi thọ hơn cho nên họ cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tuổi già giống hệt như thế hệ người già bình thường.

Ví dụ: Thực sự không hề dễ dàng để phân biệt bệnh Alzheimer ở người già bình thường với các biểu hiện rối loạn nhận thức hệ thần kinh liên quan tới HIV. Việc này đang dần trở thành vấn đề nổi cộm đối với nhóm người già sống chung với bệnh HIV.

Ngay cả khi có các phương pháp điều trị tiến bộ như liệu pháp sử dụng “cocktail” thuốc kháng vi-rút thì những người nhiễm H vẫn có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ lâu dài của thuốc hoặc tác dụng phụ của chính căn bệnh HIV này.

Những bệnh thường mắc phải đối với các bệnh nhân nhiễm HIV lâu năm bao gồm:

• Bệnh tim mạch

• Bệnh phổi

• Một số bệnh ung thư

• Rối loạn thần kinh liên quan đến HIV

• Bệnh gan, bao gồm viêm gan B và viêm gan

Vi-rút HIV làm tăng tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, khiến bệnh nhân nhiễm H có nguy cơ mắc nhiều bệnh bệnh khác. Tuy nhiên, việc này cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.

Thuốc kháng vi-rút có cả tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết các tác dụng phụ có thể kiểm soát được nhưng cũng không loại trừ trường hợp có thể biến thành trạng thái nghiêm trọng. Khi bệnh nhân nhiễm H lo lắng về tác dụng phụ của thuốc thì bệnh nhân nên nói chuyện với bác sỹ hoặc nơi cung cấp dịch vụ điều trị cho mình để có giải pháp phù hợp.

Tác dụng phụ lâu dài từ thuốc kháng retrovirus bao gồm:

• Suy thận

• Suy gan

• Bệnh tim

• Bệnh tiểu đường loại 2

• Nồng độ cholesterol trong máu cao

• Loạn tỉ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc thay đổi cách cơ thể tích tụ lượng béo

• Loãng xương

• Bệnh thần kinh

Cảnh báo

Tuổi thọ của những người nhiễm HIV đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Người nhiễm HIV ngày nay hoàn toàn có thể hy vọng kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm kể từ khi họ bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút kết hợp.

 

Một nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí Y khoa HIV chứng minh rằng một người nhiễm HIV sống ở một quốc gia có thu nhập cao sẽ có thể tăng thêm được khoảng 43.3 tuổi nếu họ bị chẩn đoán nhiễm H vào năm 20 tuổi.

Tuy nhiên, nếu không tuân thủ điều trị một cách đầy đủ và nghiêm ngặt thì vi-rút HIV sẽ phát triển với tốc độ cực nhanh và sẽ nhanh chóng phá hỏng các tế bào trong hệ thống miễn dịch.

Do đó, điều tiên quyết quan trọng đối với một bệnh nhân nhiễm HIV là tuyệt đối tuân thủ kế hoạch điều trị để duy trì vi-rút bị ức chế trong máu.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp chặt chẽ với nơi điều trị cho mình để theo dõi các chỉ số cơ bản thường xuyên và cũng cần cân đối các khía cạnh khác trong cuộc sống cá nhân để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc.

*Theo medicalnewstoday

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top