Protein máu và Xét nghiệm protein máu

Protein máu và Xét nghiệm protein máu

Protein máu và Xét nghiệm protein máu Xét nghiệm protein máu là một phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng đơn giản, chi phí thấp, dùng để đánh giá hàm lượng protein trong máu. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có cơ sở để đưa ra các chẩn đoán, gợi ý bệnh chính xác, hợp lý, đặc biệt với các bệnh lý gan, thận, khớp,

Tổng quan xét nghiệm protein máu
Tổng quan xét nghiệm protein máu

1. Protein máu là gì?

Máu là thành phần vô cùng quan trọng trong tổ chức của cơ thể, máu lưu thông trong các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên cơ thể để thực hiện các chức năng sinh lý quan trọng.

Bên cạnh đó máu còn đưa các chất dinh dưỡng đến các mô và đưa các chất cặn bã từ các mô về các cơ quan bài tiết ra bên ngoài, chức năng chính của máu gồm bài tiết, bảo vệ, điều hoà và dinh dưỡng.

Trong đó protein máu (protein huyết tương) là những protein có trong huyết tương có chức năng vô cùng quan trọng như:

  • Tham gia cấu tạo nên cơ thể.
  • Tạo ra áp lực keo giúp cơ thể thực hiện quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước.
  • Ngoài ra protein còn tham gia thành phần hệ thống đệm góp phần giữ cân bằng pH cho máu.
  • Đặc biệt protein còn là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể: globulin là yếu tố miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, bên cạnh đó fibrinogen còn tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi bị xây xước, chấn thương.
  • Vận chuyển hormon và các enzym, protein còn làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salicylate, thuốc ngủ..
  • Chúng phục vụ nhiều chức năng khác nhau, bao gồm vận chuyển chất béo, nội tiết tố, vitamin và khoáng chất trong hoạt động và chức năng của hệ thống miễn dịch. Các protein máu khác hoạt động như các enzyme, các thành phần bổ sung, các chất ức chế protease hoặc tiền chất kinin.

Trong protein máu, albumin huyết thanh chiếm 55% protein trong máu, và là một đóng góp chính để duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương để hỗ trợ trong việc vận chuyển lipit và hormone steroid. Globulin chiếm 38% protein trong máu và vận chuyển ion, kích thích tố và chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch. Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan là điều cần thiết cho việc đông máu.

2. Protein máu bình thường là bao nhiêu?

Ở người bình thường thì protein huyết tương giao động trong khoảng từ 60 đến 80 g/l, trong đó albumin là từ 38 đến 54 g/l và globulin từ 26 đến 42 g/l.

Có thể dùng phương pháp điện di để phân tích và định lượng các thành phần protein huyết tương. Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp như đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khỏe định kỳ…

Việc lấy mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

3. Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần, albumin huyết tương có ý nghĩa để đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Bên cạnh đó việc định lượng protein trong máu còn giúp ta đánh giá được nhiều tình trạng bệnh tật khác khi protein máu có sự tăng hoặc giảm

Protein máu giảm trong các trường hợp sau:

  • Giảm cung cấp protein cho cơ thể: Suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu…
  • Bệnh lý gây giảm sản xuất protein: Bệnh lý gây giảm chức năng gan như xơ gan, viêm gan mạn…
  • Các bệnh lý về thận gây mất protein ra bên ngoài qua nước tiểu như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn.suy dinh dưỡng, suy kiệt do ung thư, viêm gan mạn, xơ gan.
  • Các bệnh lý gây tăng việc sử dụng protein như đái tháo đường giai đoạn muộn, ung thư…

Ngoài ra nồng độ protein máu tăng trong các trường hợp sau: đa u tuỷ xương, u tương bào.

4. Protein máu và Xét nghiệm protein máu

Protein máu (protein huyết tương) là những protein có trong huyết tương gồm có 3 thành phần chính:

  • Albumin chiếm 55% protein trong máu, đóng góp chính để duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương để hỗ trợ trong việc vận chuyển lipit và hormone steroid.
  • Globulin chiếm 38% protein trong máu và vận chuyển ion, kích thích tố và chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch.
  • Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan là điều cần thiết cho việc đông máu.

Tế bào gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (tủy xương, lách, tế bào lympho,…).

Hàm lượng protein trong cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe và những bất thường liên quan đến các bệnh lý gan, thận, khớp,..

Bình thường protein sẽ có một hàm lượng nhất định trong máu. Protein máu là chỉ số quan trọng của cơ thể, phản ánh tình trạng sức khỏe.

Xét nghiệm protein máu thực hiện đo hàm lượng albumin và globulin có trong huyết thanh.

5. Chỉ định xét nghiệm protein máu

Xét nghiệm protein máu là xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát.

Xét nghiệm protein máu được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng:

  • Chán ăn, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Có dấu hiệu bị phù, sưng.
  • Đi tiểu khó.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Người bị suy dinh dưỡng.

Những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là các đối tượng này được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ.

6. Kết quả các chỉ số protein máu

Giá trị bình thường của protein trong máu trong khoảng từ 60 – 80 g/L, trong đó albumin từ 38 – 54 g/L và globulin từ 26 – 42 g/L.

Protein máu tăng là biểu hiện của:

  • Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng.
  • Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu.
  • Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,…
  • Đái tháo đường.
  • Hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn.
  • Viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, lupus ban đỏ hệ thống,…

Protein máu giảm là biểu hiện của:

  • Các tình trạng tế bào gan suy giảm chức năng dẫn đến giảm tổng hợp albumin.
  • Globulin giảm trong các trường hợp hội chứng thận hư, bỏng, bệnh lý đường ruột, do hòa loãng máu, giai đoạn sau sinh, người bị suy giảm gamma globulin bẩm sinh,…
  • Fibrinogen giảm trong các bệnh lý về gan, bệnh huyết khối, sử dụng thuốc tiêu fibrinogen, suy giảm fibrinogen bẩm sinh,…

Việc phát hiện protein tăng cao hoặc giảm thấp từ giai đoạn sớm của bệnh, giúp cho bác sĩ có gợi ý chẩn đoán chính xác bệnh.

Nhìn chung, chỉ số protein máu rất có giá trị trong việc giúp bác sĩ định hướng và gợi ý các bệnh gan, thận, tiêu hóa,… Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp, do đó bạn đọc nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0766.516161 để dược giải đáp mọi thắc mắc.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top