Khi nào phải kiểm tra đường huyết
Khi nào phải kiểm tra đường huyết Sáng ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ là bốn thời điểm phù hợp nhất trong ngày để kiểm tra đường huyết
Thử đường huyết là cách tốt nhất để đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với thức ăn, tập thể dục, thuốc điều trị tiểu đường, stress, bệnh lý… Qua đó, chúng ta điều chỉnh cách chăm sóc cơ thể: cân đối bữa ăn, cường độ tập thể dục, tăng giảm liều thuốc hạ ĐH… Ngoài ra, thử ĐH còn giúp xác định hạ ĐH, tăng ĐH để xử trí cấp cứu kịp thời.
Bạn đã biết cách theo dõi đường huyết tại nhà?
Thử đường huyết là cách tốt nhất để đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với thức ăn, tập thể dục, thuốc điều trị tiểu đường, stress, bệnh lý… Qua đó, chúng ta điều chỉnh cách chăm sóc cơ thể: cân đối bữa ăn, cường độ tập thể dục, tăng giảm liều thuốc hạ ĐH… Ngoài ra, thử ĐH còn giúp xác định hạ ĐH, tăng ĐH để xử trí cấp cứu kịp thời.
Đối với người bệnh đái tháo đường type 1: nên thử đường huyết thường xuyên, ít nhất 3 lần mỗi ngày để đạt mục tiêu điều trị.
Người bệnh đái tháo đường type 2: nên thử đường huyết một số lần như sau:
– Sáng đói; Trước ăn trưa, trước ăn chiều,
– Sau ăn 1-2 giờ (sáng, trưa, chiều)
– Trước lúc đi ngủ
– Lúc 2 giờ hoặc 3 giờ sáng: khi nghi ngờ có hạ đường huyết vào ban đêm
Các tình huống khác nên thử ĐH
– Nghi ngờ đường huyết quá cao, quá thấp
– Thay đổi thuốc điều trị, thay đổi liều thuốc
– Thay đổi chế độ ăn, chương trình tập thể dục
– Uống rượu, đi du lịch, ăn món khác lạ
– Trước và sau khi tập thể dục
– Trước khi lái xe, trước khi hoạt động có cường độ tập trung cao.
– Khi bị bệnh.
– Khi mang thai.
Cách thử đường huyết tại nhà:
– Rửa tay sạch với xà phòng, nước ấm và để khô hoàn toàn.
– Nhẹ nhàng xoa bóp các đầu ngón tay, sau đó để bàn tay hướng xuống dọc thân để máu lưu thông đến các đầu ngón.
– Sát trùng và chờ khô ngón tay trước khi lấy giọt máu.
– Đâm kim với độ sâu vừa đủ và bóp nhẹ nhàng để có giọt máu tròn trịa khi nhỏ lên que thử.
BS Thy cho biết, một số trường hợp cho kết quả đo ĐH không đúng, có thể do: cho không đủ máu vào que thử, tay không sạch, que thử hết hạn sử dụng, máy không được định chuẩn… nên trước khi thử, mọi người phải hết sức chú ý.
Đường huyết bình thường: 70 – 140 mg/dl
Hạ đường huyết: < 70 mg/dl
Tăng đường huyết: > 180 mg/dl
Nguyên nhân hạ đường huyết gồm có:
– Bữa ăn quá ít chất bột đường (carbohydrate).
– Ăn không đúng giờ, bữa ăn trễ.
– Bỏ bữa ăn.
– Dùng thuốc không đúng cách
– Tập thể dục quá mức.
– Cơ thể đang bị bệnh.
– Uống rượu khi bụng đói.
Xử trí hạ đường huyết
– Thử đường huyết ngay tại nhà khi có các triệu chứng trên, nếu đường huyết thấp:
– Ăn hoặc uống 10 – 20 gram carbohydrate (2 mcf đường cát, 2 mcf mật ong, mứt, 150ml Coca cola…).
– Sau 15 – 20 phút, thử lại đường huyết lần thứ 2.
– Nếu lượng đường trong máu vẫn còn thấp khi thử máu lần 2, lặp lại lần 2 thực phẩm nêu trên.
Nếu lượng đường trong máu khi thử máu lần 2 bình thường: bữa ăn tiếp theo (hơn 1 giờ sau):
– bữa ăn nhẹ nhỏ với carbohydrate và protein.
– ví dụ: một lát bánh mì với bơ đậu phộng hoặc 6 cái bánh quy.
Thực phẩm dùng khi hạ đường huyết (15g carbohydrate)
– 1 ly sữa không béo
– 4 muỗng cà phê đường cát
– 1 muỗng canh mật ong hoặc xi-rô
– 1/3 lon nước ngọt
– 2 muỗng canh nho khô
– 1/2 chén nước ép trái cây
– 3 cái bánh lạt
– 6 cái bánh mặn
– Viên đường glucose (Glyset, Precose) hoặc gel (liều lượng in trên bao bì)
Phòng ngừa hạ đường huyết
– Ăn đúng giờ
– Không bỏ bữa ăn hay ăn trễ , hoặc ăn quá ít.
– Uống thuốc, tiêm Insulin đúng qui định.
– Luôn mang theo carbohydrates khi uống rượu.
– Hãy thêm carbohydrate (2 buiscuits, một chiếc bánh sandwich…) khi tập thể dục vừa hoặc nặng.
– Thường xuyên kiểm tra huyết theo hướng dẫn.