Nguyên nhân khiến chỉ số ure máu tăng cao
Nguyên nhân khiến chỉ số ure máu tăng cao Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể mỗi người và được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Nếu tiến hành xét nghiệm máu cho thấy định lượng ure trong máu cao hơn bình thường thì chứng tỏ thận đang hoạt động không đúng và cơ thể đang gặp vấn đề.
1. Quy trình chuyển hóa ure máu
Chất đạm mà con người tiêu thụ hàng ngày được gọi là protein ngoại sinh. Sau khi vào cơ thể, nó được các protease của đường tiêu hóa chuyển hóa và tạo thành các axit amin. Khi các axit amin tiếp tục chuyển hóa sẽ tạo thành NH3 và CO2. Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm và từ gan vào máu rồi đến thận và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
Ure máu luôn được bổ sung vào cơ thể hàng ngày thông qua các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
Thông thường, một người trưởng thành sẽ bài tiết mỗi ngày khoảng 30g urê qua đường nước tiểu và một lượng nhỏ qua mồ hôi. Khi cơ thể khỏe mạnh, khả năng bài tiết ure tốt và lượng ure máu ở giới hạn bình thường.
Ure là chất tương đối ít độc, kể cả khi nồng độ của nó trong máu khá cao. Tuy nhiên, nếu muốn đánh giá khả năng lọc thải của thận thì các bác sĩ thường dựa vào chỉ số ure máu, chỉ số càng cao thì chức năng thận càng kém và ngược lại. Nếu xét nghiệm máu cho thấy định lượng ure trong máu cao hơn bình thường thì chứng tỏ thận đang gặp phải vấn đề.
2. Chỉ số ure máu bao nhiêu là cao?
Thông thường, chỉ số ure máu ở mức là 2.5 – 7.5 mmol/l, Nếu như chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép thì chứng tỏ thận đang hoạt động kém hơn và dễ gặp phải các thương tổn, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng suy thận. Muốn biết được chỉ số này thì các bác sĩ sẽ cho người bệnh làm xét nghiệm ure máu để kiểm tra và định lượng ure trong máu, nếu thấy nồng độ ure cao hơn mức bình thường thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn đánh giá chức năng thận.
Những trường hợp định lượng ure trong máu thấp rất hiếm, có thể xuất hiện ở người bệnh gan nặng hoặc suy dinh dưỡng và không được coi là một nguyên nhân, không được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi bệnh lý này. Ngoài ra, chỉ số ure thấp cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ vì thai nhi sẽ sử dụng một lượng lớn protein của mẹ cho sự tăng trưởng của mình.
Xét nghiệm ure máu còn được gọi là xét nghiệm BUN. Những bệnh nhân bị thận cấp tính hoặc mạn tính thường có nồng độ ure máu cao bởi chức năng thận bị suy giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài bệnh nhân mắc bệnh thận thì có nhiều yếu tố có thể khiến cho nồng độ ure máu tăng cao như:
- Do bị ngộ độc thủy ngân;
- Chế độ ăn uống không khoa học, quá nhiều protein (đạm);
- Do bị suy thận, ứ nước bể thận do sỏi thận, tổn thương cầu thận, ống thận;
- Do bị tắc nghẽn đường niệu, vô niệu, thiểu niệu;
- Do tăng dị hóa protein bởi sốt, nhịn đói suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh lý u tân sinh;
- Do bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nhiễm trùng nặng;
- Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc cản quang…
3. Nguyên nhân khiến chỉ số ure máu tăng cao
Xét nghiệm ure máu còn được gọi là xét nghiệm BUN. Những bệnh nhân bị thận cấp tính hoặc mạn tính thường có nồng độ ure máu cao bởi chức năng thận bị suy giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài bệnh nhân mắc bệnh thận thì có nhiều yếu tố có thể khiến cho nồng độ ure máu tăng cao như:
- Do bị ngộ độc thủy ngân;
- Chế độ ăn uống không khoa học, quá nhiều protein (đạm);
- Do bị suy thận, ứ nước bể thận do sỏi thận, tổn thương cầu thận, ống thận;
- Do bị tắc nghẽn đường niệu, vô niệu, thiểu niệu;
- Do tăng dị hóa protein bởi sốt, nhịn đói suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh lý u tân sinh;
- Do bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nhiễm trùng nặng;
- Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc cản quang…
4. Dấu hiệu khi nồng độ ure máu tăng cao
Khi nồng độ ure máu tăng cao, người bệnh thường có các dấu hiệu như:
- Ăn không ngon, chướng hơi đầy bụng, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, kiệt sức, mất ngủ;
- Lưỡi chuyển sang màu đen, họng và niêm mạc miệng loét;
- Buồn nôn, tiêu chảy;
- Hơi thở có mùi amoniac, rối loạn nhịp thở;
- Thân nhiệt giảm;
- Tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nhỏ;
- Nếu bị suy thận giai đoạn cuối có thể bị trụy mạch;
- Trường hợp nặng có thể bị hôn mê, co giật do phù não, đồng tử co và phản ứng ánh sáng kém;
- Khi khám không thấy dấu thần kinh khu trú, không có hội chứng màng não;
- Chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc.
5. Định lượng ure trong máu cao phải làm gì?
Để biết định lượng ure trong máu cao hay thấp thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để tiến hành các xét nghiệm cơ bản giúp có được nồng độ chính xác, giúp xác định tình trạng chức năng thận cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu như chỉ số ure máu cao thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên chú ý đến hoạt động của thận, nếu như gặp các vấn đề như viêm thận cấp tính – mạn tính, thận đa nang, hội chứng gan thận do leptospira, ứ nước bể thận do sỏi thận, lao thận… thì cần phải điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tăng nồng độ ure máu thì người bệnh cần xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học, cân bằng lượng protein dung nạp vào cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng định lượng ure trong máu.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0766.516161 để dược giải đáp mọi thắc mắc.