Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì

Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì

Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì

Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì xét nghiệm Triglyceride là một trong số những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể và xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây 1 phần sẽ giúp giải đáp chi tiết về chỉ số máu Triglycerides và cách phòng ngừa để chỉ số Triglyceride không tăng cao trong máu.

Tổng quan xét nghiệm Triglyceride
Tổng quan xét nghiệm Triglyceride

1. Chỉ số Triglyceride là gì

Triglyceride (hay còn gọi là chất béo trung tính) là một trong những dạng chất béo chúng ta tiêu thụ hàng ngày, có nhiều trong mỡ động vật và thực vật.

Triglyceride được nạp vào cơ thể có chứa 3 nhóm axit béo được di chuyển đến phần ruột non và thực hiện phân tách, chuyển hóa, kết hợp với Cholesterol tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Nguồn năng lượng được sản sinh tích tụ chủ yếu tại các tế bào gan và mỡ. Khi quá trình tích tụ vượt quá mức cho phép sẽ gây nên tình trạng dư thừa chất béo trung tính trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Phương pháp kiểm soát chỉ số mỡ máu

Xác định nguyên nhân

Nồng độ Triglyceride ổn định nhất là 150mg/dL, vượt quá 200mg/dL là mức độ báo động lượng chất béo trung tính có trong máu cao hơn mức cho phép. Đặc biệt, chỉ số xét nghiệm báo hiệu cao hơn 500mg/dL cho thấy bệnh nhân đang ở mức độ nguy hiểm, nên sớm tiến hành phương pháp cần thiết để ổn định sức khỏe.

Hiện nay, gia tăng nồng độ chất béo trung tính đang ngày càng phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

  • Thói quen sinh hoạt không khoa học dẫn đến béo phì, thừa cân.

  • Hạn chế vận động thể dục thể thao, ít vận động không rèn luyện sức khỏe.

  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như: rượu, bia, thuốc lá,…

  • Có thói quen sử dụng các chất có hại như: ăn nhiều chất béo từ động vật, tinh bột tinh chế (mì tôm, phở, bún,…) hay thiếu chất xơ.

  • Di truyền từ những thành viên trong gia đình, bệnh nhân trong tình trạng này cần sự can thiệp của thuốc giảm nồng độ máu.

  • Biến chứng từ một số bệnh lý khác như: rối loạn tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giáp,…

Giải pháp cho bệnh nhân tăng Triglyceride

Gia tăng hàm lượng chất béo trung tính là hiện tượng phổ biến hiện nay, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy nên có những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì ổn định chỉ số chất béo trung tính.

Một số gợi ý giúp ổn định chỉ số trên như:

  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần nhằm gia tăng sản sinh nồng độ Cholesterol có lợi cho cơ thể.

  • Giảm thiểu nhu cầu sử dụng những chất béo có hại như: thức ăn chiên rán, thịt đỏ, mỡ từ động vật, thực phẩm hun khói,…

  • Hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có hàm lượng lớn đường hóa học.

  • Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường huyết cao bằng các thực phẩm khác như: ngũ cốc, các loại đậu,…

  • Tăng cường các loại cá có chứa nhiều dưỡng chất Omega – 3 như: cá hồi, cá thu,…

  • Hạn chế tối thiểu thức uống có cồn, chất kích thích hay thói quen sử dụng thuốc lá.

  • Giữ thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng cơ thể, thay đổi thói quen nếu cần.

3. Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì

Ý nghĩa phương pháp xét nghiệm

Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Triglyceride chiếm đến 95% tổng lượng chất béo nạp vào cơ thể hàng ngày thông qua việc ăn uống. Đây được xem là dưỡng chất chủ yếu của mỡ động vật và dầu thực vật. Do đó, xét nghiệm nồng độ chất béo trung tính trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiểm tra tình trạng sức khỏe, đánh giá nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid trong máu.

Thông qua các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa còn có thể đánh giá được một số mầm bệnh như: tim mạch, tiểu đường,… Từ đó giúp điều trị kịp thời, duy trì ổn định chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm còn giúp mỗi cá nhân điều chỉnh thói quen sống, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để có một thể lực tốt.

4.Nên thực hiện xét nghiệm tại đâu

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện, phòng khám đều đã và đang có gói xét nghiệm mỡ máu để xác định nồng độ chất béo trung tính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở có dấu hiệu sai sót, dẫn đến một số hậu quả không mong muốn. Do đó, quá trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm, nên lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng nhằm bảo đảm kết quả chuẩn xác.

5. Giá trị của chỉ số mỡ máu Triglyceride

Người bệnh có thể xác định chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể thông qua xét nghiệm máu. Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu Triglyceride là cao, thấp hay bình thường được đánh giá theo 4 mức sau:

  • Chỉ số Triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L).
  • Chỉ số Triglyceride cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L).
  • Chỉ số Triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

6. Biến chứng khi tăng chỉ số mỡ máu Triglyceride trong cơ thể

Mỗi người sẽ có một chỉ số máu Triglyceride ở mức khác nhau. Khi chỉ số Triglyceride tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe.

Chỉ số Triglyceride trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhất là những người có nồng độ HDL – cholesterol thấp hay đang bị đái tháo đường typ2.

Chất béo tích tụ lâu ngày trong các thành mạch sẽ gây tắc hẹp động mạch vành, gây đau tim, đột quỵ não. Nếu chỉ số Triglyceride cao, thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu…

7. Xét nghiệm tầm soát chỉ số mỡ máu triglyceride

Để biết chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể bạn đang ở mức cao hay thấp, cách tốt nhất là bạn cần tiến hành xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín. Chỉ số mỡ máu Triglyceride có liên quan mật thiết đến bệnh mỡ máu. Do đó, để xác định có bị mỡ máu hay không bạn cần tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần: Thông thường nồng độ cholesterol trong cơ thể sẽ ở mức 4 – 5 mmol/l. Nếu lớn hơn mức tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc bạn đã bị mỡ máu cao.
  • Xét nghiệm Triglycerid toàn phần: Chỉ số mỡ máu Triglycerid toàn phần ở mức bình thường sẽ có giá trị nhỏ hơn 2,3 mmol/l. Nếu lớn hơn mức này được gọi là mỡ máu cao.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0766.516161 để dược giải đáp mọi thắc mắc.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *